STELLENANGEBOTE
-
💲 7.5 - 8.5 triệu⏰ 23-11-2023🌏 Ha Noi
EINFÜHREN
Tiền thân Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1961 (Quyết định số 214/TTg ngày 01/6/1961 của Phủ Thủ tướng về việc thành lập Ban chỉ huy Công trường thuỷ điện Thác Bà).
Ngày 26/3/2018, Tổng công ty Sông Đà đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu chính thức chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty nhà nước sang mô hình Tổng công ty cổ phần; Tiếp tục kế thừa hơn 62 năm hình thành và phát triển, TổngCông ty tiếp tụctập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng; chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng; công nghệ xây dựng, sản xuất kinh doanh điện, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng toà nhà.
Trong hơn60 năm qua và hiện nay Tổng công ty Sông Đà là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (2.400MW) – dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình (1.920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu (1.200MW), Thủy điện Huội Quảng (520MW)… và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyên Quang (324MW), Sesan 3 (260 MW)… Sông Đà chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Tổng công ty Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sang Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1 (322MW) bao gồm thủy điện Xekaman Sanxay, Xekaman 3 (250MW), Xekaman 4, Tanahu (Nepal)… trong đó thủy điện Xekaman 1 và thủy điện Xekaman 3 đã đi vào phát điện thương mại.
Sông Đà cũng là một trong các nhà thầu dẫn đầu của Việt Nam trong thi công công trình ngầm, công trình giao thông, đã thực hiện hơn hàng trăm km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM…. Các dự án giao thông khác như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường quốc lộ 1A, đường quốc lộ 10, đường quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Hải Vân, Hầm đường bộ đèo Ngang, hầm đường bộ qua đèo Cả …,thi công đường sắt cao tốc trên cao tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh… Bên cạnh đó rất nhiều dự án công nghiệp đã được Tổng công ty thực hiện thành công như nhà máy Xi măng Hạ Long, Xi Măng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/ năm), Nhà máy giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm), Nhà máy dệt Minh Phương (55 triệu m/năm)…
Tổng công ty hiện nay có gần 10.000 cán bộ và công nhân lành nghề, trong đó gần 2.000 cán bộ kỹ thuật và quản lý tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học. Cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Sông Đà luôn có sự gắn kết chặt chẽ với Tổng công ty, họ góp phần xây dựng lên và đều tự hào về văn hóa Sông Đà.
Sông Đà cũng đặc biệt chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực, tổ chức các khóa học, đào tạo hàng năm cho cán bộ công nhân viên. Rất nhiều trong số đó đã được cử đi học tập và thực tập công nghệ và kiến thức mới ở trong và ngoài nước.
Trong kế hoạch phát triển dài hạn của mình đăc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Tổng công ty đã hoạt động trên mô hình Tổng công ty cổ phần, Tổng công ty Sông Đà tiếp tục định hướng vàphấn đấu trở thành một trong những công ty xây dựng mạnhtại Việt Nam và trong khu vực, cam kết phát triển bền vững với trách nhiệm xã hội cao nhất, góp phần sự nghiệp phát triển của đất nước.